Hướng Dẫn

(GEEC.VN) – Thông tin tổng quan về các thành phần chính được sử dụng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy để đảm bảo hiệu quả an toàn và theo Luật định.

Khi nhắc đến phòng cháy chữa cháy, chúng ta có thể tưởng tượng đến những đầu phun nước (Sprinkler) và thiết bị báo cháy tự động. Tuy nhiên, đây chỉ là hai trong số nhiều thiết bị bảo vệ an toàn phòng cháy cho tòa nhà và người dân.

Ví dụ, khói tích tụ có thể gây ngạt, đó là nguyên nhân chủ yếu gây thiệt hại về sức khỏe hoặc tính mạng, và điều đó phải được kiểm soát bằng hệ thống quạt hút. Các tòa nhà cần phải trang bị quạt hút như một trong những biện pháp ưu tiên hàng đầu, vì có những trường hợp không thể kiểm soát được đám cháy chỉ bằng hệ thống đầu phun nước.

Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về các thành phần chính được sử dụng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy, xin lưu ý đây chỉ là hướng dẫn mang tính thông tin, không được sử dụng thay cho các quy chuẩn xây dựng khi thiết kế hoặc thi công một hệ thống phòng cháy chữa cháy thực tế.

  1. ĐẦU PHUN CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG

Đúng như tên gọi của mình, đầu phun tự động phản ứng ngay lập tức với tín hiệu cháy mà không cần sự can thiệp của con người. Trên thực tế vẫn có một số quan niệm sai lầm về đầu phun chữa cháy; ví dụ, nhiều người vẫn nghĩ rằng các đầu phun sẽ dễ dàng “bị kích hoạt” bởi bật lửa hay hàng loạt đầu phun sẽ hoạt động cùng lúc. Trên thực tế, các đầu phun chữa cháy hoạt động theo từng vòi, từng khu vực tùy theo thiết kế hệ thống và trong không gian cụ thể, một vài đầu phun là đủ để ngăn chặn đám cháy.

Hệ thống đầu phun tự động cho một tòa nhà lớn có thể tốn kém một khoản chi phí đáng kể, nhưng việc sửa chữa thiệt hại do đám cháy không kiểm soát được sẽ tốn kém hơn nhiều, và đôi khi là không thể khắc phục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt các chất chữa cháy khác được sử dụng thay thế như bọt, carbon dioxide và halon.

  1. CHUÔNG BÁO CHÁY

Hệ thống báo cháy giám sát tòa nhà để phát hiện sự hiện diện của lửa, khói và nhiệt, khi hệ thống ở trạng thái báo động, sẽ lập tức gửi tín hiệu đến hệ thống chuông cảnh báo, thiết bị này tạo ra các tín hiệu âm thanh, hình ảnh hoặc kết hợp cả hai. Chuông báo cháy có thể nhận tín hiệu đầu vào từ hệ thống để cảnh báo đồng loạt, và có thể định vị được vị trí cảnh báo cụ thể, thiết bị có thể được kích hoạt tự động hoặc thủ công.

Cần lưu ý là tùy thuộc vào sức chứa tối đa của tòa nhà, hoặc nhu cầu sử dụng thực tế để lựa chọn chuông báo cháy phù hợp, với các loại công năng phổ biến như: Cảnh báo âm thanh, âm thanh kết hợp đèn nháy, một vài thiết bị có thể tùy chỉnh mức âm lượng cũng như kiểu âm thanh cảnh báo, tốc độ chớp nháy và màu sắc của đèn.

  1. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT KHÓI

Con người tránh lửa theo bản năng, nhưng những mối nguy hiểm liên quan đến khói không phải ai cũng biết. Ngoài việc hạn chế tầm nhìn, khói có thể gây ngộ độc nếu hít phải lượng đủ lớn; đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thiệt hại về người trong các trường hợp hỏa hoạn. Vì vậy, hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng phải xử lý khói hiệu quả, ngăn chặn khói tích tụ và loại bỏ khói cục bộ tại từng khu vực hoặc ra khỏi tòa nhà.

Lưu ý rằng khói di chuyển theo áp suất và nhiệt độ: Bạn có thể sẽ không để ý hoặc không đủ bình tĩnh trong trường hợp khẩn cấp để nhận ra khói di chuyển từ vùng có áp suất thấp hơn đến vùng có áp suất cao hơn và nó có xu hướng bốc lên cùng với không khí nóng.

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với hệ thống kiểm soát khói là giữ cho hành lang tòa nhà, trục thang máy và cầu thang thoát hiểm thông thoáng. Những khu vực này được sử dụng để sơ tán tòa nhà và việc tích tụ khói có thể khiến việc sơ tán trở nên khó khăn hơn.

  1. TRUNG TÂM BÁO CHÁY

Trung tâm báo cháy được trang bị cho bộ phận, hoặc phòng kỹ thuật ở nhiều nơi làm việc, bao gồm cả các tòa nhà cao tầng. Trung tâm báo cháy phải hiển thị được trạng thái của các hệ thống phòng cháy chữa cháy khác nhau – thiết bị phát hiện, báo động, hệ thống liên lạc, v.v. Trung tâm báo cháy cũng cho phép trực tiếp điều khiển các hệ thống này nếu cần.

Theo luật định, trung tâm này phải được lắp đặt ở sảnh của các tòa nhà, trên tầng vào chính hoặc tại vị trí được chính quyền chỉ định; với tính năng phù hợp với hệ thống và quy mô tòa nhà.

  1. HỆ THỐNG LIÊN LẠC VÀ PHỤ TRỢ (M&E)

M&E (Mechanical & Electrical) hiểu đơn giản là hệ thống cơ khí và điện được sử dụng trong tòa nhà nhằm đảm bảo các tính năng vận hành cho toàn bộ hệ thống. Trong phạm vi an toàn phòng cháy chữa cháy, một số hạng mục M&E bắt buộc phải được trang bị nhằm tối ưu hiệu quả, hoặc đáp ứng nhu cầu sử dụng như:

  • Hệ thống cấp nguồn chính
  • Hệ thống chiếu sáng sự cố
  • Hệ thống tiếp địa
  • Hệ thống chống sét
  • Hệ thống điện thoại và internet

Hệ thống M&E không chỉ là bắt buộc trong vận hành tòa nhà, mà còn là một phần quan trọng trong bổ trợ cho hệ thống an toàn phòng cháy chữa cháy như: thông hút khói, tiếp địa, hệ thống chống sét, cũng như khả năng kết nối trực tiếp với lực lượng Công an PCCC trong trường hợp khẩn cấp.

GEEC là Nhà cung cấp THIẾT BỊ – GIẢI PHÁP – DỊCH VỤ TƯ VẤN về Phòng cháy chữa cháy hàng đầu tại Việt Nam. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy cũng như hệ thống đối tác uy tín trên thế giới như PANASONIC, HONEYWELL, TANDA.v.v… Liên hệ ngay với chúng tôi để mua hàng hoặc nhận tư vấn.